LỜI MỞ ĐẦU
Người Chăm là một dân tộc tín ngưỡng thờ đa thần thông qua các nghi lễ phong tục cũng như tín ngưỡng tôn giáo với các thành phần chức sắc chức việc đóng một vai trò rất quan trọng trong xã hội Chăm.
Nói đến văn hóa Chăm là một kho tàng văn hóa mà người Chăm hiện còn bảo lưu trong cuộc sống đến ngày hôm nay. Có thể nói rất là đa dạng về văn hóa phi vật thể, trong đó có tín ngưỡng dân gian ngap yang parang bingu của người Chăm như: Các nghi lễ có định kỳ 7 năm, 1 năm, các tháng và các nghi lễ không định kỳ gồm: Các nghi lễ tế trâu khu vực và tộc họ, các công lễ trên các đền tháp, nghi lễ tôn chức, nghi lễ thánh tẫy, các loại đám tang, các loại lễ múa lớn, các loại múa đêm, lễ múa ngày, nghi lễ thết đãi thần yang, nghi lễ cúng ông bà tổ tiên, nghi lễ cúng tế Po Luah các nghi thức trừ ma, trừ điềm hung, văn học thơ ca, truyện cổ, truyền thuyết, triết lý, lịch pháp, câu thần chú, bùa chú…. Và phong phú về văn hóa vật thể như: Y trang y phục, nhà cửa, cây, lá, bông, hạt, cũ, kim lọai, thủy tinh, sành sứ, chất lỏng, các vật lễ vật dụng thiết yếu…..Tất cả nói lên sự phong phú và đa dạng trong văn hóa Chăm.
Đối với người Chăm, tín ngưỡng, nghi lễ từ lâu đã đi vào cuộc sống, những việc am hiểu các nghi lễ truyền thống thí rất hạn chế. Trong các nghi lễ truyền thống, các vật dụng thiết yếu rất đa dạng, gồm cây, cỏ, hoa, lá, bông, hạt, củ, đất sét, sành, thủy tinh, sắt, kim loại, chỉ, vải, v.v. Các lễ vật, các dụng cụ, nhạc cụ, y trang y phục, gia cầm, các món ăn, các loại bánh trái, các loại chè và cách bài trí các vật lễ, các mâm báng lễ, các mâm cơm lễ, cũng rất phong phú, lễ nào thức ấy. Tất cả đều là tinh hoa văn hóa của dân tộc mà ngày nay, không nhiều người biết rõ. Do vậy, trong tổ chức thực hiện các nghi lễ thường lúng túng, không tập trung đầy đủ các vật dụng thiết yếu, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đến việc hành lễ của chức sắc chức việc. Việc sưu tầm và tổng hợp văn hóa Chăm là cần thiết, mục đích hệ thống từng đề mục, từng nội dung qua thống kê một cách chi tiết để người Chăm tổ chức thực hiện các lễ nghi phong tục được chu đáo, hoàn thiện và tốt đẹp hơn.
Đây là tư liêu giúp cho mọi người có một cảm nhận về sự phong phú và đa dạng trong văn hóa Chăm hiện đang bảo lưu trong cộng đồng người Chăm, đã đi vào cuộc sống và tồn tại đến ngày hôm nay, góp một phần nhỏ trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc Chăm.
Mặc dầu đã có nhiều cố gắng, nhưng không sao tránh khỏi sai sót, mong quý đọc gỉa góp ý phê bình trên tinh thần hợp tác xây dựng bổ sung đầy đủ hơn, để lễ nghi phong tục đi vào cuộc sống của người Chăm được phù hợp hơn.
Sau cùng, chân thành cảm ơn các thành phần chức sắc, chức việc, các bô lão, các bạn bè tạo mọi điều kiện cũng như động viên khuyến khích.
Quảng Văn Đại