anh

PALEI CHĂM

Tin Tức - Sự Kiện
TOP 10 YÊU THÍCH

TÍN NGƯỠNG - TÔN GIÁO CHĂM AWAL

 

1. Tín ngưỡng-tôn giáo

Ở Ninh thuận những tín đồ người Chăm tôn thờ Po Uw Luah đồng thời duy trì việc thờ cúng tổ tiên được gọi là Chăm Hồi giáo cũ hay Chăm Bàni hoặc Chăm Awal. Còn người Chăm thờ độc thần Po Uw Luah được gọi là Chăm Hồi giáo mới hay Chăm Islam. Hai bộ phận này, mặc dầu đều có chung đức tin tôn thờ Po Uw Luah, nhưng trong giáo luật có sự khác nhau và không có sự liên kết với nhau. Ngược lại, Chăm Awal và  Chăm Ahier có sự liên kết với nhau một cách chặt chẽ thông qua viêc biên soạn lịch pháp, phối hợp với nhau thực hiện các nghi lễ, tín ngưỡng dân gian. Hiện tượng dung hợp tôn giáo này, chỉ còn thấy ở người Chăm mà không có ở bất cứ dân tộc, quốc gia nào trên thế giới.

           2. Tầng lớp tăng lữ Acar

           Giữa Chăm Bàni và Chăm Islam có sự khác biệt nhau, Chăm Bàni thì chỉ áp dụng lịch Hồi giáo chính thống trong thánh đường Sang magik cho lễ Ramâwan và lễ Ikak Waha. Những hoạt động khác đều mang tính chất bản địa hoá sâu sắc. Chăm Bàni do tu sĩ  Acar lãnh đạo toàn diện về mặt tinh thần, phong tục tập quán tín ngưỡng, tôn giáo. Ninh Thuận có 7 vị Sư cả Po Gru quản lý 7 thánh đường  ở 7 thôn có nhiều người Chăm Awal sinh sống. Về  mặt từ vựng Acar có nghĩa là tu sĩ, nhà tu hành, là chức sắc Chăm Bàni. Trong đời sống thực hành nhiều kiêng cữ không khác gì tăng lữ pasaih. Đặc biệt, Chăm Bàni thì không ăn thịt heo và thịt dông (loài bò sát nói chung). Do đó, trong các thôn làng Chăm Bàni không có nuôi heo.

       Tầng lớp tu sĩ Po Acar gồm có các hàng giáo phẩm như sau:

       - Acar mới nhập môn Acar Jamaah,  

       - Acar hàng đẳng cấp 1 Acar Mâdin,

       - Acar hàng đẳng cấp 2 Acar Katip,

       - Phó sư cả Acar Imâm, 

       - Sư cả Po Gru,

Để được vào hàng ngũ tu sĩ Acar, điều kiện đầu tiên phải là dòng cha truyền con nối, trải qua các nghi lễ thánh tẩy thân thể còn gọi là Lễ xông miệng Ngap Pabah, lễ nhập môn trong thánh đường vào tháng Ramâwan, hoặc ở gia đình vào tháng 2 hay tháng 3 Chăm lịch. Các nghi lễ trên thì do Sư cả Po Gru làm chủ lễ và các Po Acar khác đồng hành lễ. Trang phục của tu sĩ  Po Acar màu trắng toàn thân biểu tượng cho sự trong trắng và tinh khiết. Áo dài bít tà, cổ tròn, gài 3 khuy nút từ cổ xuống tới rún, đầu chít khăn bịt đầu dành riêng cho giới nữ trong các lễ tục khan mathem Tuak và khăn bịt đầu dành riêng cho phụ nữ Chăm Bàni khan mbrem, vai mang 2 túi nhỏ kadung vắt sau lưng, lưng cột dây thắt lưng talei ka-ing thổ cẩm và mang váy trắng Khan Marang, Sư cả Po Gru thì mang váy khan mbar Jih. Sắc phục của tu sĩ Po Acar thì chỉ được cắt may vào ngày thứ sáu là ngày của Po UwLuah.

         3. Kinh luật của người Chăm Awal - Bàni

Kinh luật của Chăm Awal còn gọi là kinh Koran. Hiện nay, 7 thánh đường sang magik Chăm Awal ở Ninh Thuận đang sử dụng 7 bộ kinh giống nhau. Bộ kinh luật được xem là bộ kinh thiêng liêng, chỉ sử dụng trong dịp lễ Ramâwan Ikak Waha trong thánh đường hàng năm. Tuy rằng, không đồ sộ cho lắm, nhưng nội dung nó bao hàm một cách đầy đủ tất cả mọi vấn đề sinh hoạt trên trần gian của loài người và muôn sinh vật trên trái đất.

Bộ kinh luật được viết trên tấm vải trắng có phủ một lớp hồ làm cho tấm vải được cứng cáp, bộ kinh luật viết bằng ngôn ngữ Ả Rập, thỉnh thoảng có viết xen kẻ một vài chữ Chăm Akhar Thrah.  Ngoài những kinh kệ trên, Chăm Awal còn lưu giữ khá nhiều các bài kinh đuổi trừ tà ma, bài kinh thánh tẩy, thần chú, sử dụng trong các lễ nghi tín ngưỡng dân gian của người Chăm.

Quảng Văn Đại




anh



Sưu Tầm
Sưu tầm
Nghi lễ chức sắc Ahier
Nghi Lễ Awal