PALEI THUON -Làng Chăm Hậu Sanh
Palei Thuon – Làng Chăm Hậu Sanh thuộc xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thanh phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 20km về hướng tây nam.
Giai đoạn thời gian 1880-1975, thế hệ dân cư người Ya Krối đi tìm đường lánh nạn do sự áp bức dưới chế độ vua Minh Mạng, palei Ya Krối ồ ạt rủ nhau đi tìm cơ sở làm ăn khấm khá hơn. Điển hình các cư dân ở khắp mọi nơi đã rủ nhau sinh cư lập nghiệp.
Dưới thời vua Minh Mạng, người Chăm bị uy hiếp nên con cháu dòng tộc họ Cà Ná (còn gọi là Ná) ở thôn Thương Diêm và họ Nại ở thôn Lạc Nghiệp (Ca Ná – Phước Nam – Ninh Thuận). Họ đã rủ nhau tìm cách lánh nạn lên rừng sâu núi thẩm an phận để lập nghiệp mà bỏ cả các ngôi Kút của dòng tộc mình. Vừa đến chân núi của ngôi tháp PôRôMê họ là người đầu tiên phát hiện một ngôi làng cũ, đìu hiu, hoan phế. Đó là làng Ya Krối (Xóm Quýt) của thế hệ trước cũng đi lánh nạn núi Pành và đã trở thành người Raglay.
Dòng tộc họ Ná và Nại chạy loạn và mãi đến vài chục năm sau, con cháu dòng tộc họ Ná mới dời ngôi Kút (1937) đặt tại cánh đồng Maro cách thôn Hậu Sanh 3km về hướng Tây Nam. Sau đó 3 năm (1940), Kút họ Nại cũng được dời về thôn Hậu Sanh đặt tại ruộng Vinh cách thôn 4km về phía Tây Nam. Lúc này tượng Pô Ghi Rai Ná cũng được mang theo nằm kế Kút Nại khoảng 10m về hướng Đông.
Theo nghi thức cúng kính để lại Kút Ná và Kút Nại chỉ cúng bằng cá tươi hay cá khô mà thôi. Còn Pô Ghi Rai Ná phải cúng bằng con dê.
Từ sau ngày giải phóng năm 1975 đến nay, con cháu 2 dòng tộc Ná và Nại sinh sản ngày càng đông, làm ăn cũng khấm khá nên họ đã xây dựng ngôi Kút của mình khang trang. Ngôi Kút Ná chiếm diện tích rộng rãi hơn, tường rào xây bằng gạch, nhà Kút cũng được dựng lên khang trang, cao ráo.
Nhà Kút của họ Ná
Riêng nhà Kút ka vinh thuộc dòng tộc họ Nại cũng có cửa cái và tường thành nhưng hẹp hơn và nhà Kút cũng được xây khang trang đẹp đẽ.
Cháu Ve đã được thầy Phú Văn Thiệt đưa đến giang trưng bày điều lạ tại hội chợ tết tại Phan Rang sau ngày giải phóng 1975.
Họ sống thuần nông chỉ làm đủ ăn và sau đó tất cả họ đều trở về quê gốc của mình tại thôn Văn Lâm. Họ cũng đã dời đá mộ tại bụi Bố Rá.
Mặc dầu nhiều cư dân ở nhiều nơi đến sinh sống nhưng họ sống rất hòa hợp, thương yêu lẫn nhau. Vì palei Thuen, một nơi xa xôi khỉ ho cò gáy. Họ chuyên sống bằng nghề nông làm thuê làm mướn. Họ sống bị đe dọa bởi cướp bốc và rừng cọp. Palei Thuen (Người việt còn gọi là xóm Thun), mỗi lần đi đâu xa như chợ Phú Qúy mua sắm, họ đi đến các thôn như Vụ Bổn, Hiếu Thiện, Văn Lâm, Hữu Đức,…Họ đi bằng chân không, trai gánh gái đội đầu. Bước chân vội vã, ngực luôn ưỡng về trước nên người ta gọi là bước đi thôn mà người Kinh gọi là xóm Thung. Mãi về sau Palei Thuen được đổi tên thành thôn Hậu Sanh – Phước Hữu – Ninh Phước – Ninh Thuận. Cuộc sống cơ cực, luôn bị đe dọa bởi cướp bóc, cọp heo. Nước sinh hoạt bằng nước giếng hộc, giếng nước mặn (ya bá) cách vài chục mét về hướng Bắc, còn giếng nước ngọt để uống là giếng hộc cách làng 400m về hướng Đông tại một cánh đồng lúa.
Từ sau ngày giải phóng, giếng nước này không còn nữa và được thay thế bằng hệ thống nước lọc cung cấp tận nhà.
Palei Thuen trải qua nhiều biến cố và sự kiện xảy ra qua từng thời kỳ
Dưới thời Pháp thuộc, palei Thuen là một vùng hẻo lánh vì quá xa xôi nên gia đình ông Chánh tổng Nghĩa lập ông Phú Thơ vừa giàu có vừa quyền thế nên cả gia đình bắt đầu dời palei Thuen để lánh nạn tại ga Hòa Trinh (Văn Lâm), gia đình ông Phú Thơ đông con cái nên tất cả đều tạm sống và coi nơi này như quê hương thứ hai của mình.
Từ sau đệ nhị thế chiến giữa Hoa Kỳ với Nhật Bản. Hoa Kỳ thả bom nguyên tử tại 2 thành phố nên Nhật mới chịu đầu hang. Mãi đến năm 1954, Pháp thua trận Điện Biên Phủ, quân Pháp đầu hàng và rút hoàn toàn về nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ở Miền Bắc.
Ông Phú Thơ gốc tại Mỹ Nghiệp lấy bà Lưu Thị Đặng ở tại Palei Thuen, sinh được cô con gái tên Lưu Thị Thế Ai, Lưu Thị Thế Ai lấy ông Phú Hữu Huân tại thôn Mỹ Nghiệp. Ông thi đỗ bằng cấp Priman Pháp rồi đậu làm giáo viên rồi làm chức vụ Thầy Đề (Phó Huyện Trưởng) huyện An Phước (nay là quận Ninh Phước). Con gái thứ tư tên Lưu Thị Ba Ga lấy ông Quảng Đại Quang đỗ bằng diplone Pháp làm giáo viên (con ông huyện trưởng Huyện An Phước tên Quảng Đại Minh, ở thôn Chất Thường), con gái thứ 6 tên Lưu Thị Phân lấy ông Trượng Phú ở làng Như Ngọc làm giáo viên không bao lâu thì bỏ và bà Phân tiếp tục lấy ôngThiên Sanh Quyển gốc ở thôn Mỹ Nghiệp sinh được 1 trai và 1 gái. Sau đó ông Quyển sống bê tha, mèo mỡ với người khác nên bà Phân bỏ rồi lấy ông Đổng Đời gốc ở Hữu Đức sinh 1 trai. Nói tóm lại ông Phú Thơ và bà Lưu Thị Đặng lấy nhau sinh 3 gái và 5 trai đều đi lánh nạn sống chung 1 nhà tại ga Hòa Trinh thôn Văn Lâm.
Năm 1947, quân Pháp đổ về đống đô tại thôn Hậu Sanh, một thôn xóm hẻo lánh, mất an ninh và dễ hỗ trợ cho quân đội Pháp nên đã điều máy bay oanh tạc dẹp quân cách mạng.
Bà Lưu Thị Thế Ai sinh 3 đứa con, con cả tên Phú Hữu Tỏ, con thứ tên Lưu Thị Sướng bị chết non nên đã được đem cho Lưu Thị So cháu ruột ông Nội (Phú Thơ) ở tại thôn Mỹ Nghiệp làm con nuôi. Con trai thứ 3 tên Phú Hữu Sòng Éh mới 4 tuổi, Bà Ai sanh sống ở thôn Hòa Trinh đã về thôn Hậu Sanh để chăm lo gặt hái vì đã đến mùa. Máy bay Pháp ném bom dữ dội vào thôn xóm, bà Ai với đứa con trai 4 tuổi Sòng Éh và bà Thành Va đã được bà Sị mời ngủ chung nằm dưới gầm ván đều bị tử thương mà bà Phân nằm dưới chân vẫn sống sót. Bà Ai qua đời lúc đang mang thai 8 tháng tuổi, lúc bấy giờ tôi tên Phú Hữu Tỏ mới 10 tuổi không theo mẹ về quê vì đang theo học. Tôi bị mồ côi mẹ quá sớm do hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc đã cướp đi người mẹ thân yếu của mình. Lúc máy bay thả bom, bà Lưu Thị Thành và ông Phú Vàng có bị trúng đạn ở cánh tay.
Ban ngày khi đem chôn các thi thể xong, ban đêm cách mạng đốt trại thôn xóm, nhà mái tranh, vách đất, hàng rào bằng cây cối to lớn. Đêm đó tôi đã trở về nên đã được chứng kiến cảnh điêu tàn, khốc liệt do chiến tranh gây ra.
Cuối cùng, ông Chánh tổng nghĩa lập tên Phú Thơ lâm bệnh chết tại thôn Hòa Trinh, làm đám hỏa tang và hưởng thọ 65 tuổi. Từ đó tất cả gia đình hồi hương về quê của mình tại thôn Hậu Sanh
Năm 1954, Pháp thua trận Điện Biên Phủ ở Phía Bắc và tất cả rút quân về nước và hiệp định Giơnever được ký kết, lấy vĩ tuyến 17 sông Gianh làm ranh giới phân biệt 2 miền. Lúc bấy giờ nước Hoa Kỳ thay thế nước Pháp nhầm đô hộ bằng kiểu mới. Lấy người Việt Nam quản lý người Việt Nam. Ở Việt Nam vua Bảo Đại thống trị bằng chế độ nhà nước vua chúa chuyên chế, được nước Hoa Kỳ bảo hộ nhận ông Ngô Đình Diễm làm thủ tướng nước cộng hòa Việt Nam. Tất cả các thôn xóm được trồng cây xương rồng dày đặc làm hang rào bảo vệ gọi là hàng rào ấp chiến lược từ đó
Pháp đô hộ Việt Nam khoảng 100 năm từ 1854 đến 1954, những người con palei Thuen đã thiệt mạng
Từ sau năm 1954, dưới thời kỳ đô hộ của giặc Mỹ (1954-1975), những người con palei Thuen mất mát quá nhiều
Năm 1968, chiến dịch màu hè đỏ lửa bùng nổ mọi nơi với chiến lược giành dân chiếm đất. Thôn Hậu Sanh bị hoàn cảnh đó nên máy bay oanh tạc dữ dội đã để lại dấu ấn đáng thương tâm. Em Kiều Bợ con của ông Kiều Khóa và bà Lưu Thị Cẩm bị chết khi đang núp trong hầm. Một tin khủng khiếp hơn có lệnh phải san bằng làng Từ Tâm, Hòa Thủy và Hậu Sanh là nơi có nhiều Việt Cộng chiếm đóng, nhưng may mắn được tỉnh trưởng tỉnh Ninh Thuận Trần Hữu Tự và thiếu tá Lương Vặn chống lệnh bảo vệ
Ôi tạo hóa bày chi cảnh chiến tranh tương tàn khốc liệt, những người con palei Thuen đã nằm xuống một cách oan uổng dưới lòng đất lạnh để bảo vệ an bình cho quê hương yêu dấu.
Bài viết của: Phú Hữu Tỏ