PALEI HAMU CRAOK – Làng Chăm Bàu Trúc (Ah)
Palei Hamu Craok – Làng Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thành phố Phan Rang khoảng 10km về phía Nam, ngay trên đường quốc lộ 1A.
Làng gốm Bàu Trúcvới trên 700 hộ có trên 3.500 khẩu. Hầu hết các hộ người Chăm ở đây gắn bó với nghề nông và làm gốm truyền thống của dân tộc.Làng gốm truyền thống Chăm Bàu Trúc là làng nghề cổ xưa đã tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ từ khi ông bà PôKlông Chang đưa người Chăm từ trên vùng đồi núi về đồng bằng sinh sống. Đặc biệt, đây là nơi lưu giữ nhiều nét đặc sắc hiếm có trong nghệ thuật làm gốm của người Chămpa xưa.
Làng gốm Bàu Trúc làlàng nghề cổ xưa của người Chăm tại Ninh Thuận. Trải qua nhiều thời kỳ phát triển Gốm Bàu Trúc đã thể hiện giá trị sử dụng và văn hóa tinh thần, được xem là một bảo tàng sống chân thực của Ninh Thuận.
Vào năm 1832 thời kỳ vua Minh Mạng, theo biến cố lịch sử, tên gọi Paley Hamu Trok đã được đổi thành tiếng Việt là Vĩnh Thuận. Tên gọi này chính thức trở thành một bộ phận trực thuộc nhiều hành chính khác nhau, có lúc thuộc phủ, đạo, huyện, thị trấn.
Năm 1954 (chấm dứt thời Pháp thuộc) thôn Vĩnh Thuận có lúc thuộc phủ Bình Thuận, Phủ Ninh Thuận, đạo Phan Rang. Thời Mỹ – Ngụy (1954 – 1975). Bắt đầu từ đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, nền hành chính có sự thay đổi thì thôn Vĩnh Thuận lại thuộc xã Phước Hậu (Phước Hữu), quận An Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975, một trận lụt lớn xảy ra năm 1964 (Giáp Thìn) đã cuốn đi nhà cửa, trâu bò của người Chăm nơi đây. Vì thế, họ đã di dời làng về nơi cao ráo hơn – nơi có nhiều cây trúc cạnh một cái ao khá lớn nên gọi là Bàu Trúc (trong tiếng Chăm, Bàu có nghĩa là ao – hồ). Từ đây, tên gọi Bàu Trúc được sử dụng và mặc định trong việc nhấn mạnh về một làng nghề nổi tiếng của người Chăm tại đồng bằng.
Sau khi thống nhất đất nước (1975) theo chủ trương của Đảng – Nhà nước vào năm 1976 hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận sáp nhập thành một tỉnh Thuận Hải thì Bàu Trúc vẫn giữ nguyên tên gọi hành chính là thôn Vĩnh Thuận nhưng lại thuộc một huyện khác – huyện An Sơn.
Đến năm 1992 tỉnh Thuận Hải lại được chia tách thành hai tỉnh như cũ là Ninh Thuận và Bình Thuận. Từ đó đến nay, địa danh hành chính thôn Vĩnh Thuận được đổi thành “Khu phố 7”, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận.
Sản phẩm gốm Bầu Trúc là đặt sản của dân tộc Chăm, Gốm Bầu Trúc được nhiều người trong và ngoài nước biết đến. Sảm phẩm gốm Bầu Trúc có nhiều công dụng làm vật dụng sinh hoạt và trang trí nội thất. Hiện nay làng nghề gốm Bầu Trúc đang phát triển nhưng xu thế phát triển không bền vững.
Trong cuộc hành trình để khẳng định thương hiệu cho riêng mình, sản phẩm gốm Bàu Trúc đang rất cần sự hỗ trợ từ các cấp, ngành về nguồn vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo hành lang pháp lý cho việc hình thành thương hiệu, tìm đầu ra vững chắc cho sản phẩm... Ngược lại, các hộ sản xuất, kinh doanh gốm ở Bàu Trúc cũng cần không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đăng ký thương hiệu sản xuất kinh doanh, tránh cạnh tranh không lành mạnh. Có như vậy, sản phẩm gốmBàu Trúc mới có điều kiện để đến với người ưa chuộng ở khắp nơi trên thế giới.